Showing posts with label Hướng dẫn. Show all posts
Showing posts with label Hướng dẫn. Show all posts

Thursday, June 23, 2016

Hướng dẫn dùng phần mềm Kmplayer để xem phim có với phụ đề song ngữ



Link tải phần mềm Kmplayer:  http://ouo.io/b9t7B


Phím tắt nhanh phát hoặc dừng hình
Esc: Dừng hình và thu nhỏ phần mềm KMPlayer xuống khay hệ thống.
Phím tắt nhanh cho phép tua đi hoặc tua lại với các tốc độ khác nhau
5 giây: Phím mũi tên phải/trái.
30 giây: Ctrl + Mũi tên phải/trái.
1 phút: Alt + Mũi tên phải/trái.
10 phút: Ctrl + Alt + Mũi tên phải/trái.
Phím tắt nhanh tăng giảm âm lượng
Hai phím mũi tên lên và xuống: Tăng và giảm âm lượng.
M: Tắt tiếng.
Phím tắt nhanh thay đổi kích cỡ khung hình
Enter: Chuyển đổi giữa chế độ toàn màn hình và chế độ cửa sổ.
Ctrl + Enter và Ctrl + Alt + Enter cho hai chế độ toàn màn hình khác nhau.
ALT + 1, 2, 3, 4 ứng với giảm kích thước một nửa, về kích thước thường, tăng 1,5 lần kích thước và tăng gấp đôi kích thước. Nhấn phím 5 để về lại kích cỡ khung gốc.
Phím tắt điều chỉnh độ tương phản, bão hòa và mức sáng
Lưu ý: Các phím được sắp xếp theo thứ tự làm tăng, thiết lập lại (reset) và làm giảm.
Tương phản H/W: Z, X, C.
Tương phản S/W: V, B, N.
Bão hòa H/W: A, S, D.
Bão hòa S/W: G, H, J.
Mức sáng H/W: Q, W, E.
Mức sáng S/W: T, Y, U.
Phím tắt nhanh đánh dấu media
Phím P: Đánh dấu vị trí phát.
Alt + Page Up, Page Down: Bắt đầu phát vị trí đánh dấu kế tiếp/trước đó.
Phím tắt nhanh bật Album Art
Ctrl + Alt + L: Kích hoạt và thay đổi giao diện trình phát.
Phím tắt nhanh với phụ đề
Alt + O: Tải phụ đề.
Alt + X: Hiện/ẩn phụ đề.
Alt + Q: Tải trình biên tập phụ đề.
Alt + F1, F2, F3: Tăng, giảm hoặc thiết lập lại kích thước chữ.
Một số phím tắt nhanh khác
F1: Mở mục Help.
F2: Mở Preferences.
Alt + E: Mở trình biên tập danh sách phát (Playlist Editor).
Alt + G: Control Box.
Ctrl + Z: Đóng file đang phát.
Alt + F4: Đóng chương trình.

Saturday, June 18, 2016

Lộ trình học tiếng Anh lại từ đầu cho người mất gốc





  1. không thể sử dụng tiếng Anh vì vốn từ vựng quá ít. vấn đề này có thể giải quyết rất dễ, bằng cách đọc nhiều hơn. phải đọc hàng ngày, từ các nguồn như sách vở (cả chuyên ngành lẫn các ngành khác), báo chí, xem phim có phụ đề tiếng Anh. chú ý thật kỹ cách phát âm và nhấn của những từ học được. Bạn có thể luyện kỹ năng đọc qua cách bài báo song ngữ mình đã biên tập ở đây: Luyện đọc tiếng Anh.


  2. nghe kém cũng vì không nghe thường xuyên. cách đây vài năm tôi có một mơ ước là có thể xem được phim nước ngoài mà không cần phụ đề. ngày nào tôi cũng xem phim và cố gắng lắng nghe, rồi tự dưng một hôm tôi bắt đầu nghe được. thay vì phim thì các bạn cũng có thể nghe nhạc, nghe tin tức báo đài. Xem hướng dẫn luyện nghe qua phim.


  3. viết kém vì không viết thường xuyên. vấn đề này có thể giải quyết bằng cách tìm một người bạn nước ngoài để tán gẫu hàng ngày. bạn nào làm kỹ thuật thì có thể bắt đầu bằng cách chui vào các kênh IRC của các phần mềm mà bạn thích. khi đọc sách báo hoặc tin tức, nếu thấy mẫu câu nào hay thì nên chép lại vào một nơi nào đó để khi cần diễn đạt một ý tương tự thì biết nên viết thế nào.


  4. nói kém vì không biết phát âm tiếng Anh (hạn chế này cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe). đây là vấn đề rất khó giải quyết nếu bạn đang ở VN. tôi đang làm việc ở Mỹ từ hơn một năm nay và tôi thấy không chỉ riêng tôi mà hầu hết những người VN học tiếng Anh ở VN đều bị vấn đề này, mặc dù có những người đã ở Mỹ nhiều năm. với một môi trường sống và làm việc phải thường xuyên sử dụng tiếng Anh mà chúng tôi vẫn nói sai tiếng Anh thì sẽ rất khó để nói được tiếng Anh, nếu không muốn nói là không thể, nếu bạn đang ở VN.
thứ tự 1, 2, 3, 4 này cũng là thứ tự mà tôi nghĩ là bạn nên ưu tiên. nói cách khác, phát triển số lượng từ vựng và khả năng nghe quan trọng hơn là phát triển khả năng viết và nói. nếu có ít thời gian thì chủ yếu tập trung vào mục 1 và 2, bởi hai kỹ năng này là đủ để giúp bạn tiếp nhận thông tin bằng tiếng Anh rồi. sau khi đã có nhiều từ vựng và nghe tốt, bắt đầu học nói và viết cũng dễ hơn. đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của tôi, nhưng có vẻ nó cũng giống với quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ con.

tựu trung lại thì những gì tôi nói cũng chỉ là "văn ôn võ luyện"; chỉ có sử dụng thường xuyên mỗi ngày thì mới khá lên được. tôi sử dụng tiếng Anh hàng ngày trong 3-4 năm nay và tôi thấy rõ ràng là tiếng Anh của tôi tiến bộ hơn hẳn so với thời gian trước đó. mà tôi không phải là người có khiếu về ngôn ngữ, nên rất có thể bạn chỉ mất 1-2 năm là đã có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh rồi.

Monday, December 21, 2015

Hướng dẫn xem phim có phụ đề trên điện thoại, máy tính bảng

Hướng dẫn xem phim có phụ đề trên điện thoại, máy tính bảng


xem hướng dẫn cho máy tính laptop, pc ở đây: http://hoctienganhquafilm.blogspot.com/2015/12/width560-height315-srchttpswww.html
Nếu các bạn không muốn tải về thì có thể xem trực tiếp trên kênh youtube này

https://www.youtube.com/channel/UC-JHScvQuWVjUybmlWOa7FA